Tạo dựng các mối quan hệ ý nghĩa, ứng phó nỗi đơn độc nơi xứ người

Lời mở đầu:

Quá trình chuyển tiếp lên đại học là một khoảng thời gian rất thú vị đối với tất cả sinh viên, nhưng đối với những sinh viên rời quê hương để du học tại một môi trường văn hóa khác thì lại càng thú vị hơn. Tuy nhiên, những rào cản để thích nghi có thể khá thách thức. Sinh viên thường sẽ tập trung vào việc thích nghi trong việc học tập và có thể là hòa nhập với một số lượng ít các sinh viên đồng hương khác. Tuy vậy, đại học cung cấp không chỉ có vậy. Từ bài nghiên cứu của tôi với những bạn sinh viên tốt nghiệp, những người đã học ở phương Tây, nhiều người cho biết rằng họ ước gì đã gặp được nhiều người hơn từ các nền văn hóa khác nhau và ước rằng họ có những cách để vượt qua những thời điểm cảm thấy cô đơn khi học xa nhà. Khi tốt nghiệp, họ đã nhận ra rằng nếu ngày ấy họ vượt qua được vùng an toàn của bản thân họ đã có thể phát triển được rất nhiều các kỹ năng chuyển đổi ấn tượng, những thứ mà sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc học, tính cách, sự nghiệp và cuối cùng là cuộc sống của họ. Ở bài viết này, mục tiêu chính là tập trung vào cách xây dựng các mối quan hệ tích cực vượt ra khỏi vùng an toàn của bạn ở đại học, những điều bạn nên mong đợi ở tình bạn và những dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang trong một mối quan hệ không lành mạnh. Chúng tôi cũng sẽ chỉ ra một số cách kiểm soát những khoảng thời gian cô đơn tại đại học để từ đó bạn có thể vượt qua với sự tự tin vào giá trị bản thân và mục đích sống kiên cường.

Tham gia các câu lạc bộ và hội nhóm

Ở đại học bạn có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm các hoạt động mới mẻ hoặc cũng có thể tái tham gia vào các sở thích mà bạn đã tham gia trước đây ở trường học hay ở nhà. Các trường học ở phương Tây có rất nhiều các câu lạc bộ, hội nhóm, các đội thể thao và các cơ hội hoạt động tình nguyện. Một lợi ích to lớn của việc tham gia vào những hoạt động này đó chính là bạn sẽ gặp rất nhiều người khác nhau có cùng chung sở thích giống như bạn, nhưng không nhất thiết phải học chung ngành học với bạn. Điều này tạo ra một môi trường giao lưu đa dạng, nơi bạn có thể tạo ra các mối quan hệ. Điều này giúp mở rộng mạng lưới các mối quan hệ xã hội của bạn trong trường đại học, giúp bạn có một góc nhìn xã hội bao quát hơn. Nó có tác động rất tích cực đến lòng tự trọng của bạn, những mối quan hệ và bạn bè mà bạn có được thông qua các câu lạc bộ, hội nhóm khác nhau có thể giúp ích cho sự phát triển sự nghiệp hoặc các khía cạnh cuộc sống của bạn. Vì vậy, cho dù bạn quan tâm đến chèo thuyền, cờ vua, Mô hình Liên Hợp Quốc, chăm sóc động vật vô gia cư hay bất cứ điều gì khác mà bạn thích, hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ và đừng chờ đợi người khác đến và đăng ký dùm cho bạn.

Gợi ý: Tham gia các hội và câu lạc bộ trong những tuần đầu tiên khi bạn là sinh viên năm nhất và cởi mở với những ý tưởng mới. Khi những thói quen trong cuộc sống đại học hàng ngày của bạn chưa được hình thành và do đó, việc tham gia vào những dự án mới vào đầu năm sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể đọc thêm thông tin về các câu lạc bộ của trường đại học và những lợi ích của nó tại đây.

Phát triển kỹ năng giao tiếp

Việc giao tiếp không phải là về việc có khả năng lưu loát tiếng Anh như người bản xứ. Trên thực tế, có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hầu hết các thông tin truyền đạt qua giao tiếp có tính cá nhân được truyền qua ánh mắt và thông qua ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong việc tự giới thiệu với người khác, hãy luyện tập ở nhà với bạn bè và với những thành viên tin tưởng trong gia đình của bạn. Những điều đơn giản như cái bắt tay chắc chắn (nhưng không quá chặt), nhìn thẳng vào mắt người khác khi tự giới thiệu và nói một cách rõ ràng, với một nụ cười, tên của bạn, ngành học của bạn, nơi ở của bạn và những điều bạn quan tâm sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên. Tiếp tục duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, khi người khác đang chia sẽ về bản thân cũng rất quan trọng, vì chúng ta đều thích được lắng nghe tích cực từ người khác. Hãy nở nụ cười và niềm nở với sự hiện diện của người khác, biết rằng nếu bạn làm như vây, họ cũng sẽ niềm nở với sự hiện diện của bạn.

Hãy nhớ rằng, ở trường đại học bạn đang giao tiếp với nhiều nền văn hóa với nhiều phép tắc khác nhau, những cái ban đầu có thể sẽ gây lạ lẫm với bạn. Hãy tỏ ra tôn trọng, chu đáo và tử tế, và quan trọng hơn cả, hãy là chính bạn. Nếu bạn có lỡ mắc phải một sai lầm nhỏ nhưng bạn biết tỏ ra tôn trọng, thì trong hầu hết các trường hợp sẽ không có chuyện gì xảy ra. Một điều cuối cùng cần lưu ý đó chính là bạn không thể hòa hợp với tất cả mọi người – đôi khi kết bạn được, đôi khi không. Nếu không được thì hãy cứ kệ nó và hướng về phía trước.

Gợi ý: Giao tiếp ánh mắt một cách nhẹ nhàng giúp bạn tập trung vào người khác (thay vì chỉ tập trung vào bản thân) và hỗ trợ bạn chống lại những cơn lo lắng xã hội. Và hãy nhớ, bạn sẽ tìm thấy những người bạn quan tâm – nhưng chỉ khi bạn cố gắng ra ngoài và giao tiếp! Dale Carnigie đã viết một quyển sách kinh điển với tựa đề Đắc nhân tâm (Carnigie,1937).

Sau khi đọc nó, bạn sẽ biết cách làm cho mọi người đồng cảm với bạn và cũng như học được khá nhiều về văn hóa kinh doanh ở phương Tây.

Hãy là chính mình.

Làm thế nào để vượt qua cảm giác cô đơn

Một trong những thực tế khi phải xa nhà đó chính là các mạng lưới các mối quan hệ giúp đỡ trực tiếp của bạn (ba mẹ, gia đình, bạn thân) không thể ở gần bạn, mặc dù hầu như họ luôn ở đó. Khi bắt đầu học đại học, hoặc bất cứ nào xa những tiện nghi như khi ở nhà, đôi khi cảm thấy cô đơn là chuyện hết sức bình thường. Nhưng điều này lại có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của bạn nếu như bạn trải qua cảm giác cô đơn và một mình trong thời gian dài. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng nhất đó chính là trò chuyện với những người bạn mà bạn cảm thấy tin tưởng và cho họ biết những gì bạn đang trải qua cũng như là bạn cảm thấy như thế nào. Các trường đại học cũng có sẵn các cố vấn những người sẵn sàng lắng nghe bạn và có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên quốc tế vượt qua những thử thách của việc hòa nhập và kết bạn. Một điểm quan trọng cần nhớ ở đây đó chính là mặc dù người khác có thể và sẵn sàng giúp đỡ bạn, nhưng bạn cần phải là người chủ động tiếp cận và tạo ra sự thay đổi này.

Gợi ý: Hãy nhìn nhận quá trình thay đổi này như một phần của quá trình học tập tự nhiên và cũng như là một cơ hội để tôi luyện tính kiên cường của bản thân.

Dưới đây là một trang web của một trường đại học tại Mỹ với một hình mẫu về tính kiên cường dành cho các sinh viên quốc tế.

Ngoài ra, còn có một đề tài nghiên cứu đã được trao giải của một trường đại học tại Vương quốc Anh liên quan đến sự cô đơn và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Cuối cùng, đây là một ứng dụng thực tế được thiết kế nhằm hỗ trợ việc chăm sóc bản thân dành cho các sinh viên quốc tế tại Anh.

Học cách đối diện với thời gian khi một mình một cách hiệu quả.

Khi chúng ta học hỏi, phát triển và trưởng thành, chúng ta cần dành một ít thời gian để ở một mình và suy ngẫm về những thay đổi chúng ta đang trải qua trong giai đoạn chuyển tiếp của cuộc sống. Suy ngẫm hiệu quả là một quá trình chủ động, bắt đầu bằng việc làm chậm lại và tạm dừng để chúng ta có thể:

(i) Quan sát mọi thứ như chúng thực sự là;
(ii) Thừa nhận và cảm ơn về những gì tốt đẹp đang diễn ra (và luôn có những điều tích cực);
(iii) xem xét những thay đổi mà chúng ta có thể thích hoặc cần thực hiện; và sau đó
(iv) Lập chiến lược làm thế nào chúng ta có thể tiến lên phía trước.

Một quá trình như vậy đòi hỏi một số hình thức hơi cô độc một xíu để hoàn thành.

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để phản chiếu mà bạn có thể sử dụng. Chánh niệm là một, và có một loạt các ứng dụng có sẵn có thể hỗ trợ bạn trong việc này. (Đây là một chương trình dựa trên khoa học của Đại học Wisconsin-Madison).

Một hình thức phản ánh khác có hiệu quả, đặc biệt nếu bạn có kỷ luật trong thực hành của nó, là viết nhật ký. Sức mạnh của viết nhật ký là nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành ý tưởng của bạn, và là một sinh viên, bạn sẽ đánh giá cao rằng suy nghĩ chính thức (tức là viết) là hình thức suy nghĩ cao nhất. Bạn có thể đọc thêm về lợi ích của việc viết nhật ký mang tính xây dựng ở đây.

Mẹo: Tự viết về tương lai của bạn trong 3 đến 5 năm tới là một cách mạnh mẽ để hình dung cuộc sống của bạn có thể như thế nào ở mức tốt nhất. Nhiều sinh viên đã được hưởng lợi từ việc xác định mục tiêu và nguyện vọng tương lai của họ trong vài tuần đầu tiên tại trường đại học bằng cách sử dụng chương trình tác giả tương lai tại đây.

Bạn là trung bình của năm người bạn dành nhiều thời gian nhất với …

Tự phản ánh cũng cho phép bạn nhận thức rõ hơn về nhu cầu và mong muốn nội tại của mình. Nó giúp bạn hiểu và đi đến thỏa thuận với bạn là ai và bạn đang trở thành ai. Với suy nghĩ này, cũng đáng để suy ngẫm về câu nói của Jim Rohn, rằng “bạn là trung bình của năm người bạn dành nhiều thời gian nhất”. Nếu bạn xem xét nguyên tắc của câu trích dẫn, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ và tình bạn mà bạn chọn để phát triển và nuôi dưỡng ở trường đại học. Nó cũng chỉ ra việc nhận thức được bạn đang ở trong những mối quan hệ đó như thế nào và những kỳ vọng và nhu cầu của bạn từ những người bạn thân của bạn là gì. Có một chương rất hay trong “12 quy tắc cho cuộc sống: Thuốc giải độc cho sự hỗn loạn” (Peterson, 2018) khám phá những phẩm chất của tình bạn tốt và các dấu hiệu và cạm bẫy của việc chọn những người bạn không lành mạnh cho bạn.

Mẹo: Kết bạn ở trường đại học với những người muốn điều tốt nhất cho bạn.

XÁC ĐỊNH CÁC MỐI QUAN HỆ LẠM DỤNG VÀ KHÔNG LÀNH MẠNH

Không phải tất cả mọi người chúng ta gặp trong cuộc sống đều mang lại điều tích cực cho chúng ta. Và có thể một số mối quan hệ đang hoặc có thể chuyển hướng không lành mạnh sang một hình thức lạm dụng. Mối quan hệ lạm dụng là khi một người cố gắng chi phối cảm xúc của người kia (đe dọa, lăng mạ, chỉ trích liên tục, cô lập, đe dọa), thể chất (tấn công cơ thể), tình dục (bất kỳ hình thức đụng chạm tình dục nào mà bạn không đồng ý) hoặc tài chính (kiểm soát tiền mặt, tài khoản ngân hàng, v.v.). Các mối quan hệ lạm dụng thường xuất hiện theo thời gian và các dấu hiệu lạm dụng ban đầu có thể được biểu hiện khá tinh tế, làm bạn không thể nhận ra. Nếu bạn đang bị lạm dụng, bạn có thể hy vọng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng thật tế để điều đó xảy ra rất khó. Nếu bạn lo lắng rằng bạn có liên quan đến bất kỳ mối quan hệ nào (cho dù đó là với đối tác, bạn bè, giáo sư hoặc họ hàng) trong đó một số triệu chứng được mô tả ở trên hoặc ở đây đang biểu hiện thì bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ hỗ trợ của trường đại học hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khuôn viên trường ngay lập tức.

Mẹo: Thoát khỏi các mối quan hệ không lành mạnh và ngay lập tức tìm kiếm sự giúp nếu bạn đang bị ai đó lạm dụng.

LỜI KẾT

Nhiều sinh viên đến từ nước ngoài và từ các nền văn hóa khác nhau định cư và kết bạn với nhiều người khác nhau và có một thời gian tuyệt vời và thành công tại trường đại học. Tôi chắc chắn bạn cũng vậy! Nếu bạn làm theo lời khuyên ở trên và nuôi dưỡng tình bạn lành mạnh, tích cực và đa dạng, bạn sẽ thích học đại học hơn và bạn sẽ ít có khả năng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Tại sao? Bởi vì bạn sẽ có những người bạn để chia vui cùng bạn và cũng sẽ chia sẻ những khó khăn cùng bạn. Hơn nữa, bạn ít có khả năng cảm thấy thất bại khi những điều nhỏ nhặt xảy ra bởi vì bạn sẽ có cơ sở trong thực tế thông qua ý thức tự nhận thức và mục đích phát triển của chính bạn. Bạn sẽ có một loạt các hoạt động mà bạn đang tham gia mang lại cho bạn năng lượng tươi mới hơn, và bạn cũng sẽ có những tình bạn vững chắc, những người bạn có thể dựa vào, mang lại cho bạn những điều tốt đẹp nhất.

Bài viết thuộc bản quyền Ⓒ của Juvenis Maxime 2023

Tác giả: Susie Gordon