Gặp Gỡ Cùng Chuyên Gia: Jenny Zhao, Nhà Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

Jenny Zhao là Nhà Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp tại High Rise Financial LLC, là tổ chức tài chính hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ tài trợ pháp lý. Trước đó, Jenny cũng đã làm việc tại các công ty tư vấn tài chính khác, chuyên về tái cấu trúc tài chính, sáp nhập và mua lại, và dịch vụ tư vấn chiến lược. Sự kết hợp giữa đam mê và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính của cô sẽ mang đến nguồn thông tin và kiến thức phong phú cho buổi chia sẻ này.

Jenny Zhao, Nhà Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Jenny Zhao, Nhà Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

Hãy cùng chiêm nghiệm những thông tin bổ ích từ buổi chia sẻ về cách xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tài chính.

Nên hoàn thành chương trình học vấn và bằng cấp gì để khởi đầu sự nghiệp ngành tài chính?

Jenny Zhao: “Để theo đuổi sự nghiệp tài chính, điều quan trọng là phải có nền tảng vững chắc về kinh tế, kế toán hoặc tài chính. Hầu hết các chuyên gia tài chính bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình với bằng cử nhân ở một trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc theo đuổi những bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ Tài chính hoặc Thạch sĩ Quản trị kinh doanh có thể mang lại lợi thế cho các vị trí cấp cao hơn. Ngoài ra, những người mong muốn theo ngành này nên chuẩn bị nền tảng kiến thức tốt về mô hình tài chính và phân tích định lượng.”

Quan điểm của bạn về việc có được kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính là gì?

Jenny Zhao: “Việc có được kinh nghiệm thực tế là vô cùng quý giá đối với các chuyên gia tài chính. Kinh nghiệm này có thể có được thông qua các công việc bán thời gian, thực tập, hoặc dự án trong quá trình học. Những cơ hội này cung cấp kinh nghiệm thực tiễn mà lớp học không thể cung cấp. Ví dụ, thực tập tài chính cung cấp cái nhìn về các hoạt động hàng ngày của các vai trò tài chính. Những cơ hội này sẽ này giúp ta mở rộng mạng lưới thông tin và mối quan hệ. Hãy luôn tìm kiếm cơ hội để được áp dụng các kỹ năng đã học vào thực tế.”

Những kỹ năng và tố chất nào mà người mong muốn theo đuổi sự nghiệp tài chính cần có?

Jenny Zhao: “Có rất nhiều kỹ năng cần trau dồi để thành công trong lĩnh vực tài chính này. Những kỹ năng có thể nói đến như sau: kỹ năng phân tích dữ liệu, thành thạo dữ liệu, giao tiếp và tương tác với các bên liên quan, kỹ năng lập ngân sách và dự báo, tư duy nhạy bén với kinh doanh, quản lý dòng tiền và kế toán, khả năng lãnh đạo và tổ chức. Kỹ năng phân tích và khả năng giỏi về toán học cũng rất hữu ích cho những ai theo đuổi sự nghiệp tài chính. Công việc của tôi thường giải mã những dữ liệu phức tạp và đưa ra các khuyến nghị về chiến lược. Do đó, kỹ năng phân tích xu hướng thị trường giúp tôi nhận diện các xu hướng, hình mẫu và rủi ro tiềm ẩn khi đưa ra các quyết định về tài chính.”

Có những lộ trình sự nghiệp và chuyên môn nào mà chúng ta có thể theo đuổi trong lĩnh vực tài chính, và làm thế nào để chọn đúng chuyên môn?

Jenny Zhao: “Ngành tài chính cung cấp nhiều cơ hội cho các định hướng sự nghiệp khác nhau. Những người mới vào ngành có thể khởi đầu sự nghiệp của mình với vai trò phân tích tài chính và dần phát triển thành các vai trò trong lĩnh vực như ngân hàng đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, hoặc tư vấn tài chính. Đối với những ai muốn chuyên môn hóa, vẫn có nhiều lựa chọn khác như tài chính doanh nghiệp, quản lý rủi ro hoặc lập kế hoạch tài chính. Tôi có lời khuyên những bạn mong muốn theo nghề là nên khám phá các hướng đi khác nhau bắt đầu từ các vị trí cơ bản hoặc thực tập để xác định điểm mạnh và sở thích của mình phù hợp với lĩnh vực cụ thể nào.”

Theo quan điểm của bạn thì mạng lưới quan hệ có quan trọng như thế nào trong ngành tài chính?

Jenny Zhao: “Những ai mong muốn theo đuổi ngành tài chính không nên đánh giá thấp vai trò quan trọng của việc xây dựng mạng lưới quan hệ. Một mạng lưới kết nối sâu rộng sẽ giúp ta xây dựng các mối quan hệ với những chuyên gia trong ngành, họ có thể hỗ trợ hướng dẫn, cung cấp thông tin và chia sẻ những cơ hội mà có thể không được phổ biến rộng rãi. Để xây dựng các mối quan hệ, bạn nên tích cực tham gia các tổ chức chuyên nghiệp, tham dự các hội nghị ngành và tham gia các nhóm trên mạng xã hội. Mục tiêu chung là để xây dựng mối quan hệ sớm, giúp tận dụng được cơ hội trong tương lai.”

Bạn có lời khuyên nào cho những người mong muốn theo đuổi sự nghiệp và học sinh/sinh viên muốn dấn thân vào lĩnh vực tài chính?

Jenny Zhao: “Ngành tài chính là một lĩnh vực không ngừng phát triển, yêu cầu sự tò mò và chủ động. Bạn cần phải học hỏi liên tục và không ngừng cập nhật các xu hướng và phát triển mới nhất. Những nhà cố vấn cũng là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn và định hướng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Con đường sự nghiệp có thể đầy thách thức và đòi hỏi, bạn cần duy trì một thái độ tích cực và kiên cường để thành công trên hành trình này. Các bạn nên tìm hiểu và lựa chọn theo học các bằng cấp và chứng chỉ phù hợp, tích lũy kinh nghiệm thực tế và phát triển các kỹ năng quan trọng. Những khoản đầu tư này sẽ giúp bạn đi đúng hướng để phát triển sự nghiệp trong ngành tài chính. Xây dựng và duy trì các mối quan hệ, đồng thời cập nhật những thay đổi trong ngành cũng là những yếu tố quan trọng mà các bạn cần trau dồi.”

Hãy chia sẻ những ưu điểm khi làm việc trong lĩnh vực tài chính từ kinh nghiệm của bạn

Jenny Zhao: “Sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính mang lại nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương tương đối cao, linh hoạt và ổn định. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), số lượng việc làm trong lĩnh vực tài chính sẽ tăng trung bình 911.400 việc mỗi năm trong tám năm tới. Đơn cử như số lượng kiểm toán viên tài chính sẽ tăng gấp sáu lần so với các nghề nghiệp khác. Vì vậy, ngành tài chính có triển vọng rất hứa hẹn.”

Những nghề nào trong lĩnh vực tài chính có tiềm năng thu nhập tốt nhất?

Jenny Zhao: “Mức lương trong lĩnh vực tài chính phụ thuộc vào quy mô công ty, trách nhiệm, kinh nghiệm và vị trí địa lý. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ cao hơn đối với các vị trí quản lý, điều hành và những người có kinh nghiệm dày dạn. Trong trường hợp của tôi, tôi làm việc với vai trò là một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp. Thật ra đây là một thuật ngữ rộng bao gồm ba vị trí trong lĩnh vực tài chính, bao gồm lĩnh vực phân tích phát triển kinh doanh, phân tích quỹ và phân tích ngân sách. Các công việc khác bao gồm nhân viên bảo hiểm và nhân viên cho vay, phân tích viên ngân hàng đầu tư, kiểm toán viên tài chính, cố vấn hoặc người lập kế hoạch tài chính cá nhân, và kiểm toán viên tài chính.”

Tóm tắt

Như Jenny đã chia sẻ, lĩnh vực tài chính mang đến nhiều cơ hội thú vị và đầy hứa hẹn cho những những ai mong muốn theo đuổi sự nghiệp ở lĩnh vực này. Bằng cách trang bị cho mình những bằng cấp và kỹ năng cần thiết, hiểu rõ vai trò của các chuyên gia tài chính, chọn lựa con đường sự nghiệp phù hợp và luôn cập nhật các thay đổi về quy định cũng như xu hướng ngành, bạn có thể xây dựng sự nghiệp thành công trong lĩnh vực này. Nắm vững các khái niệm quan trọng về phân tích và lập kế hoạch tài chính, hiểu rõ trách nhiệm về lợi nhuận và đạo đức, cùng với việc áp dụng hiệu quả các chiến lược quản lý rủi ro và đầu tư, sẽ giúp bạn đạt được thành công. Tuy nhiên, vì tài chính là một lĩnh vực không ngừng phát triển, bạn cần không ngừng theo dõi các tiến bộ công nghệ và những thay đổi về quy định để có thể duy trì vị thế trong ngành này…

Copyright Ⓒ Juvenis Maxime 2024