Cẩm Nang Chung Sống Hòa Thuận Với Bạn Cùng Phòng
LỜI MỞ ĐẦU
Khi bạn mới bước chân vào thế giới đầy hứng khởi của cuộc sống ở đại học, bạn cùng phòng của bạn sẽ trở thành nhân vật chính trong cuốn tự truyện của bạn. Chia sẻ không gian sống của bạn với bạn cùng phòng hứa hẹn mang lại cho bạn những mối quan hệ tình bạn mới, cùng với những kỷ niệm đáng nhớ, nhưng bên cạnh đó, nó cũng mang đến vô vàng những thách thức. Việc không may gặp một người bạn cùng phòng khó tính hoặc khó chiều có thể sẽ làm bạn nản chí, nhưng qua một số phương pháp hữu ích dưới đây có thể giúp bạn hòa hợp hơn với người bạn cùng phòng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào các vấn đề thực tiễn thường xảy ra khi bạn chia sẻ không gian sống với một người khác và cung cấp cho bạn những lời khuyên thiết thực về cách giải quyết những vấn đề này.
Liệt Kê Những Vấn Đề Cơ Bản Thường Gặp Khi Chung Sống
- Mâu Thuẫn Về Tiêu Chuẩn Sạch Sẽ: Một vấn đề muôn thuở – tiêu chuẩn về sự sạch sẽ của người này có thể sẽ không đồng nhất với người kia. Trong khi bạn có thể là một người chú trọng đến sự gọn gàng thì bạn cùng phòng của bạn có thể lại không chú trọng việc đó, điều này dẫn đến sự bất đồng quan điểm thường xuyên về sự gọn gàng, năn nấp tại nơi các bạn chung sống.
- Sự Riêng Tư Và Vấn Đề Từ Tiềng Ồn: Việc bạn cùng phòng của bạn nghe nhạc vào lúc đêm khuya có thể khiến bạn khó ngủ hoặc họ có thể xâm phạm sự riêng tư của bạn bằng cách vào phòng bạn mà không báo trước. Những khác biệt về lối sống có thể gây ra những bất đồng liên quan đến việc một bên tạo ra quá nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến sự riêng tư và phá vỡ không gian tĩnh lặng mà bạn mong muốn.
- Khác Nhau Về Tính Cách: Đôi khi, chỉ đơn thuần là sự khác biệt về tính cách lại là nguyên nhân gây ra các vấn đề với bạn cùng phòng. Khác biệt về lối sống, thói quen và cách giao tiếp là tiền đề tạo nên sự bất đồng giữa bạn và người bạn cùng phòng. Chẳng hạn, bạn là người dậy sớm trong khi họ là cú đêm hay bạn thích xã giao với mọi người trong khi họ lại thích một mình, thì việc tìm ra điểm chung giữa các bạn sẽ là một thách thức không hề nhỏ
Bạn Cần Làm Gì Để Thích Nghi Với Người Bạn Cùng Phòng Của Mình?
- Đặt Ra Các Quy Tắc Và Giới Hạn: Để tạo nên một môi trường sống hoà hợp, hãy bắt đầu một cuộc trao đổi thẳng thắn với bạn cùng phòng của bạn để tạo ra danh sách các quy tắc chung và giới hạn những điều nên và không nên làm ngay từ đầu. Bạn nên ghi lại những nguyên tắc này và đặt chúng ở những chỗ dễ nhìn thấy. Đảm bảo rằng cuộc trao đổi của bạn bao gồm các khía cạnh quan trọng sau đây:
- Khoảng thời gian cần sự yên tĩnh
- Quy định khi mời người khác đến phòng
- Không gian cá nhân và sự riêng tư
- Trách nhiệm về tiền thuê nhà và tiền đặt cọc của mỗi người
- Cách bạn và bạn cùng phòng phân chia và thanh toán các hóa đơn tiện ích (điện, nước, …)
- Tiêu chuẩn và kế hoạch dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ
- Điều cần làm nếu một trong hai muốn ra ngoài từ sáng sớm
- Sớm Quyết Đoán Phải Quyết Những Vấn Đề Gặp Phải: Giải quyết các vấn đề khi chúng vừa phát sinh để ngăn chúng phát triển thành những xung đột lớn. Duy trì giao tiếp cởi mở, tôn trọng và đúng thời điểm để đảm bảo môi trường sống lành mạnh. Hãy nhớ rằng việc giao tiếp đúng cách sẽ giúp giải quyết những bất đồng dễ dàng hơn rất nhiều.
- Đưa Ra Những Dẫn Chứng Cụ Thể: Khi thảo luận vấn đề với bạn cùng phòng, hãy sử dụng những dẫn chứng cụ thể để truyền đạt vấn đề của bạn. Thay vì những lời phàn nàn đơn thuần như “Cậu lúc nào cũng bừa bộn”, hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể hơn như “Tớ thấy bát đĩa bẩn của cậu đã ở trong bồn rửa từ ba ngày trước, điều này khiến tớ khó có thể nấu nướng và dọn dẹp”.
- Đề Xuất Những Giải Pháp Hiệu Quả: Đối với những vấn đề còn tồn đọng, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực. Nếu đồ đạc của bạn cùng phòng làm bừa bộn những không gian chung, hãy đề nghị họ để đồ đạc trong phòng của họ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với tình trạng bừa bộn liên tục, hãy đề xuất lịch dọn dẹp đống bừa bộn đó. Đưa ra các giải pháp khác nhau trên cơ sở lắng nghe và thỏa hiệp là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hòa hợp giữa bạn và người bạn cùng phòng.
- Thường Xuyên Có Những Sự Quan Tâm, Hỏi Han: Đôi khi, sẽ có nguyên nhân đằng sau cho hành động của bạn cùng phòng mà bạn có thể không biết. Họ có thể đang phải đối mặt với căng thẳng, các vấn đề cá nhân cầm được ưu tiên hơn là việc rửa bát đĩa bẩn hoặc thanh toán tiền thuê nhà. Bạn nên hỏi xem liệu bạn có thể hỗ trợ họ được gì hay không. Có lẽ họ chỉ cần một vài lời nhắc nhở hoặc một sự giúp đỡ từ bạn để trở nên tốt hơn
- Tìm Nơi Để Tạm Lánh: Sống chung với ai đó có nghĩa là bạn luôn ở gần họ hầu hết thời gian. Điều đó thật là ấm cúng nhưng cũng có thể làm phiền nhau. Vì vậy, hãy tìm một nơi để tạm lánh, dù chỉ là tạm thời. Dành thời gian với những người bạn hoặc người thân yêu khác, ưu tiên những sở thích của bạn và tận dụng thời gian ở đâu đó một mình thật quý giá. Đây không phải là việc để thay thế ngôi nhà của bạn; đó là về việc duy trì sự ổn định tinh thần của bạn.
- Hãy Trở Nên Thực Tế: Hãy nhớ rằng, bạn cùng phòng không nhất thiết phải là bạn thân nhất của bạn. Một sai lầm phổ biến đó là mong đợi người bạn cùng phòng sẽ là người bạn tâm giao suốt đời. Tâm lý này có thể khiến bạn gặp khó khăn với bạn cùng phòng. Việc đặt quá nhiều áp lực trong việc trở thành bạn thân với bạn cùng phòng có thể khiến những bất đồng giữa bạn cùng phòng bình thường trở nên gay gắt quá mức cần thiết. Hãy kiểm soát kỳ vọng của bạn và đừng đặt quá nhiều áp lực vào việc đó. Việc có cuộc sống riêng biệt và có những mối quan hệ xã hội khác nhau là chuyện bình thường.
- Hiểu Rõ Về Quyền Của Bạn: Trong những trường hợp hiếm hoi khi hành vi của bạn cùng phòng gây thiệt hại đáng kể hoặc vi phạm pháp luật, bạn có thể cần phải xem xét các lựa chọn mang tính pháp lý như chấm dứt hợp đồng thuê nhà hoặc yêu cầu đổi phòng. Hãy tìm hiểu kĩ các quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là người thuê nhà, đồng thời tham khảo ý kiến chủ nhà nếu hành động của bạn cùng phòng đe doạ tài sản hoặc sự an toàn của bạn.
KẾT LUẬN
Chung sống với người bạn cùng phòng có quan điểm sống khác bạn là một trải nghiệm đáng nhớ. Mặc dù nó có thể khiến bạn gặp nhiều trở ngại nhưng đây cũng là cơ hội để phát triển bản thân. Bằng cách chủ động giải quyết các vấn đề, thiết lập các quy tắc rõ ràng trên cơ sở cùng nhau thỏa thuận, bạn có thể cải thiện hoàn cảnh sống và hạnh phúc của riêng mình. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chủ nhà hoặc xem xét sắp xếp đổi trọ nếu cần thiết. Mục đích cuối cùng là tạo ra một môi trường sống hoà hợp giúp bạn phát triển trong suốt những năm tháng đại học, biến những thách thức này thành những bài học cuộc sống quý giá.
Bài viết thuộc bản quyền của Ⓒ Juvenis Maxime 2023
Haven Nguyen